Kinh Nghiệm Sơn Ống Cứu Hỏa Mạ Kẽm Không Bị Bong Tróc
Với các ống cứu hỏa mạ kẽm việc phải sơn màu đỏ là điều bắt buộc ở nước ta. Tuy nhiên, việc sơn phủ màu đỏ lên ống cứu hỏa mạ kẽm ít nhiều đơn vị sẽ gặp phải hiện tượng bong tróc sơn do nhiều lý do khác nhau. Điều đó sẽ tiềm ẩn các vấn đề cần quan tâm như: khó khăn trong nghiệm thu công trình, không đảm bảo thẩm mỹ, tuổi thọ công trình pccc không đạt tối đa,….
Chính vì những vấn đề trên, Sơn Đinh Ngân xin chia sẻ chút kinh nghiệm để bạn có được bề mặt ống cứu hỏa sơn đỏ có độ bám tốt nhất, đảm bảo tiêu chuẩn và các quy định về đường ống phòng cháy.
Mục lục
Giải thích hiện tượng sơn ống cứu hỏa mạ kẽm bị bong tróc.
– Sơn bị lột ra theo từng mảng, dễ dàng tróc sơn bề mặt.

Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bong tróc ở sơn ống cứu hỏa
- Thời tiết, môi trường thi công không đủ điều kiện (hoặc không đảm bảo theo kĩ thuật).
- Không tuân thủ định mức & kỹ thuật pha sơn ( pha nhiều dung môi, sử dụng không cùng hệ sơn, pha sơn không đúng tỉ lệ của nhà sàn xuất)
Giải pháp sơn ống cứu hỏa mạ kẽm không bị bong tróc.
Xử lý bề mặt ống mạ kẽm.
Công đoạn này có lẽ sẽ gặp vấn đề nhiều nhất với các đơn vị thi công. Nhiều đơn vị thực hiện hóa chất hay dùng bàn chải sắt để phá lớp kẽm trên mặt sắt. Tuy nhiên nếu làm vậy mua ống mạ kẽm để làm gì ? tại sao thay vào đó không sử dụng chất xử lý bề mặt chỉ để loại bỏ bụi bẩn, những dầu mỡ hay các tap chất bám dính lại trên bề măt ngoài của ống.
Sơn 1 lớp lót ống mạ kẽm.
Bỏ qua công đoạn sơn lót sẽ giúp các đơn vị thi công rút ngắn được khoảng thời gian và chi phí không nhỏ (tiết kiệm thời gian từ 8 – 12 giờ). Tuy nhiên, độ bám đó sẽ không bền vững và là một trong nhiều nguyên nhân khiến quá trình sơn mau bị bong tróc, không đảm bảo chất lượng vì độ dày không đảm bảo, thiếu hệ thống liên kết sơn bền vững. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để đảm bảo chất lượng bạn nên sử dụng sơn lót epoxy mạ kẽm 2 thành phần để có được lớp tạo độ bám hiệu quả.
Sơn 2 lớp phủ ống mạ kẽm.
Sau khi lớp sơn lót đã khô mới tiến hành thi công lớp sơn phủ.
Thực hiện pha lớp sơn phủ theo đúng kĩ thuật của nhà sản xuất (tránh pha dư dung môi để lợi sơn làm giảm màu sơn, độ dày và kết cấu sơn không được đảm bảo)
Ở công đoạn sơn phủ bắt buộc phải sử thực hiện 2 – 3 lớp sơn kế tiếp nhau.
Quá trình sơn phủ này có thể dùng sơn mạ kẽm 1 thành phần hoặc 2 thành phần.
Đó là những chia sẻ về kinh nghiệm sơn ống mạ kẽm không bong tróc. Hy vọng qua chia sẻ này bạn sẽ có thêm những điều bổ ích để áp dụng cho công trình của mình.