Sơn Gốc Nước Có Những Ưu Điểm Gì? – Quy Trình Thi Công Sơn Gốc Nước.
Sơn Gốc Nước ngày càng được chiếm ưu thế trên thị trường sơn. Với rất nhiều tính năng ưu việt, dòng sơn này đang dần thay thế các loại sơn khác để góp mặt trong nhiều công trình, dự án lớn.
Sơn Gốc Nước là gì?
Sơn Gốc Nước thực chất là dòng sơn sử dụng dung môi cơ bản là nước. Sơn có các thành phần cơ bản đó là nhựa, màu, dung môi và các chất phụ gia. Sơn tuy sử dụng dung môi là nước nhưng có những ưu điểm không hề thua kém sơn sử dụng các loại dung môi khác. Sơn gốc nước hiện có các loại sau:
Sơn lót hệ nước.
Sơn phủ hệ lăn gốc nước.
Sơn phủ hệ tự san phẳng gốc nước.
Ưu điểm của Sơn Gốc Nước
Sơn Gốc Nước có ưu điểm là chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, dễ lau chùi, bền màu, chống thấm, chống ẩm và chịu được hóa chất.
Sơn có hàm lượng bay hơi rất thấp, phù hợp với nhiều dạng khí hậu, môi trường khác nhau kể cả trong môi trường biển. Ít khi xảy ra sự cố so với dòng Sơn Gốc Dầu, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đồng thời hạn sử dụng lâu hơn các loại sơn thông thường.
Bề mặt sơn chịu lực, chịu mài mòn tốt, ngoài ra còn có độ bám dính kết cấu chặt chẽ. Dòng sơn này đặc biệt không có mùi, không độc hại cho người trong quá trình thi công và sử dụng vì dung môi là nước.
Với những đặc tính ưu việt trên, Sơn Gốc Nước ngày càng trở nên phổ biến. Dòng sơn này được lựa chọn để sơn các công trình có kết cấu bê tông, khu vực thí nghiệm, sàn xưởng, bệnh viện, kho chứa hàng…
Quy trình thi công Sơn Gốc Nước
Bước 1: Chuẩn bị
– Chuẩn bị dụng cụ thi công
Máy phun, dụng cụ phun, lăn sơn thông thường, các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.
– Chuẩn bị bề mặt sàn cần thi công
Trong điều kiện thường, tất cả các bề mặt trước khi Thi Công Sơn phải được làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và xử lý những lỗi trên bề mặt. Bề mặt bê tông phải được dùng máy làm phẳng và đánh bóng.
Bề mặt cần Thi Công Sơn không gồ ghề, mấp mô, không có lỗ hổng và vết nứt. Nếu có những vết đó, chúng ta phải tiến hành sửa chữa khắc phục những vị trí đã bị hư hại, cũng như xử lý ẩm với các vị trí có độ ẩm cao trước khi tiến hành bước thi công sơn. Đảm bảo bề mặt sàn phải sạch sẽ, khô ráo, không dính dầu mỡ hay các tạp chất khác.
Bước 2: Thi công Lớp Sơn Lót
Sử dụng Sơn Lót có tác dụng giúp lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bề mặt thi công được chắc và bền hơn. Đây cũng là công việc mà tất cả chúng ta cần lưu ý trong quá trình sơn để có được kết cấu lớp sơn hoàn chỉnh.
Chú ý khi thi công lớp Sơn Lót phải đảm bảo sơn được trải đều, tránh trường chỗ dày chỗ mỏng, ảnh hưởng đến kết cấu của bề mặt và tính thẩm mỹ của công trình.
Bước 3: Thi công Lớp Sơn Phủ
Chúng ta cần phải kiểm tra kỹ lớp Sơn Lót trước để phải đảm bảo rằng lớp sơn lót đã hoàn toàn khô ráo. Sau khi lớp sơn lót đã hoàn toàn khô, ta bắt đầu tiến hành sơn phủ.
Khi pha sơn, cần chú ý liều lượng, tỷ lệ nhất định được ghi trong hướng dẫn. Sau đó dùng máy trộn sơn, đánh đều 2 thành phần với nhau. Sử dụng máy trộn sơn để đảm bảo sơn được trộn đều, đem lại tác dụng tốt nhất khi sơn.
Bạn có thể sử dụng máy phun sơn hoặc con lăn để sơn lớp đầu tiên tùy thuộc vào diện tích cần sơn lớn hay nhỏ. Sau đó, bạn cần chờ cho lớp sơn thứ 2 này khô hoàn toàn, mới được sơn lớp tiếp theo, thời gian để bề mặt khô khoảng từ 4 – 8 tiếng tùy theo điều kiện thời tiết và độ ẩm trong không khí. Ở lớp sơn này ta vẫn tiến hành sơn như lớp sơn trước. Chú ý đảm bảo sơn được phủ đều, không chỗ dày, chỗ mỏng.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu công trình Thi Công Sơn Gốc Nước
Sau khi đã kiểm tra kỹ công trình bạn có thể tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dòng Sơn Gốc Nước. Hi vọng qua bài viết này đã cung cấp đủ cho bạn thêm những thông tin hữu ích về dòng sơn ưu việt này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!